BlogTrang Sức

Kim cương là đá hay kim loại? Tập trung chủ yếu ở đâu

Kim cương thường được biết đến với cái tên nữ hoàng đá quý hay kim loại cứng nhất thế giới. Vậy rốt cuộc nó kim cương là đá hay kim loại? Và kim cương tập trung chủ yếu ở đâu? Tất cả mọi thắc mắc đều sẽ được An Thư giải đáp trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ bạn nhé!

Kim cương là đá hay kim loại?

Rất nhiều người mặc định kim cương là một loại kim loại. Vậy sự thật có đúng như vậy không?

Kim loại là gì?

Để biết chính xác liệu kim cương có phải kim loại hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về kim loại nhé!

Theo các nghiên cứu, kim loại là chất liệu có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt, có tính ánh kim và phát sáng tốt. Đây cũng được xem là 4 yếu tố cốt lõi đồng thời là nền tảng để đánh giá một vật liệu có phải là kim loại hay không.

Xem thêm: Kim Cương Có Dẫn Điện Không

kim cương tập trung chủ yếu ở
Kim cương là đá quý

Kim cương là gì?

Kim cương là một trong hai dạng biến thể của Cacbon (dạng còn lại là than chì). Nhờ sở hữu độ cứng hoàn hảo cũng như khả năng khúc xạ ánh sáng tốt nên kim cương được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là trong kim hoàn và công nghiệp.

Muốn biết kim cương có phải kim loại hay không thì chỉ cần so sánh các đặc tính của nó với đặc tính của kim loại.

Đầu tiên, về tính dẫn nhiệt, tính ánh kim và phát sáng. Cả 3 yếu tố này kim cương đều có đủ. Tuy nhiên, xét đến tính dẫn điện thì kim cương hoàn toàn không dẫn điện và cũng không trữ điện. Do đó, nó không được tính là kim loại mà được coi như một loại đá quý.

Vậy trả lời cho câu hỏi “kim cương là đá hay kim loại” thì đáp án chính xác là đá quý.

Kim cương tập trung chủ yếu ở đâu?

Kim cương tập trung chủ yếu ở phía Nam và miền Trung thuộc Châu Phi. Đây là khu vực có nguồn khoáng sản phong phú. Chỉ tính riêng Châu Phi đã nắm giữ đến 90% lượng Cobalt, 90% Platin, 985 Crom, 70% Tantan, 64% Mangan và 50% Vàng của thế giới.

Có thể bạn quan tâm: Kim Cương Nước D Là Gì? Chất Lượng Ra Sao?

kim cương tập trung chủ yếu ở
Kim cương tập trung chủ yếu ở Trung Phi và Nam Phi

Ngoài kim cương, Châu Phi còn là nơi tập trữ lượng lớn các khoáng sản khác như dầu mỏ, sắt, đồng, chì,…

Quá trình hình thành kim cương

Sự hình thành kim cương tự nhiên

Theo các nghiên cứu, kim cương được hình thành ở những nơi có nhiệt độ và áp suất rất cao, khoảng 150km dưới lòng đất, nhiệt độ 1200 độ C và áp suất 5 gigapascal. Chỉ cần môi trường đáp ứng đủ những điều kiện trên thì có thể có kim cương, ví dụ như miệng núi lửa đã tắt sâu trong lòng đất.

kim cương tập trung chủ yếu ở
Kim cương tự nhiên

Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy kim cương ở trong tâm các thiên thạch. Điều này được lý giải là do những thiên thạch sau khi rơi xuống trái đất tạo thành một vùng có áp suất và nhiệt độ cao, sau đó xảy ra phản ứng tạo thành kim cương.

Tuy nhiên, thời gian để hình thành một viên kim cương tự nhiên khá dài, thường mấy từ 1 đến 3.5 tỷ năm.

Chế tạo kim cương nhân tạo

Kim cương là loại đá quý có giá trị cao và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, số lượng kim cương trong tự nhiên là hữu hạn và không thể nào đáp ứng được nhu cầu dồi dào của nhân loại. Vấn đề này đòi hỏi con người phải tự tạo ra kim cương nhân tạo để sử dụng.

Xem thêm: Tìm Hiểu Kim Cương Tuột Nước Là Gì?

kim cương tập trung chủ yếu ở
Kim cương nhân tạo

Thông thường, kim cương nhân tạo được tổng hợp theo 2 phương pháp. 

  • Thứ nhất là cao áp nhiệt HPHT có sử dụng nhiệt độ và áp suất cực lớn. Điều này nhằm tạo môi trường thích hợp để kim cương hình thành. 
  • Thứ hai là bốc hơi lắng tụ hóa học DVD. Phương pháp này lợi dụng sự bốc hơi hóa học của cacbon để tạo ra sự phân chia phân tử khí và kéo dài cho đến khi chỉ còn lại nguyên tử C lắng đọng rồi phát triển thành kim cương.

Các ứng dụng của kim cương

Như đã nói ở trên, kim cương được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực kim hoàn và ngành công nghiệp. Cụ thể như sau:

Chế tạo trang sức

Kim cương mang trên mình vẻ đẹp sang chảnh và lộng lẫy hơn hẳn bất kỳ loại đá quý nào. Do đó, nó trở thành nguyên liệu được ưa chuộng nhất trong chế tác các trang sức cho vòng cổ, đồng hồ,…

Chế tạo máy và dụng cụ cắt

Mặc dù không phải kim loại nhưng kim cương sở hữu độ cứng hoàn hảo và không một vật liệu nào có thể cắt được kim cương trừ chính bản thân nó. Chính vì vậy, đây là vật liệu tuyệt vời để chế tạo các dụng cụ cắt hay các công cụ như mũi khoan, lưỡi cưa,…

Sử dụng làm chất dẫn nhiệt

Kim cương có khả năng chịu nhiệt tốt và đặc biệt lại không dẫn điện. Chính vì vậy, nó thường được ứng dụng trong lĩnh vực điện tử như một tấm tản nhiệt cho các loại diot laser hay transistors có công suất lớn nhằm kéo dài tuổi thọ của các thiết bị.

Chế tạo linh kiện điện tử

Kim cương tổng hợp có khả năng chịu nhiệt tốt và bền bỉ khi gặp phải các bức xạ hóa chất. Do đó, nó được dùng để chế tạo các thiết bị dò phóng xạ, đặc biệt là phóng xạ chất rắn và có dải rộng 5.5 eV.

Xem thêm: Kim cương Moissanite có bán lại được không?

Qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “kim cương là đá hay kim loại” cũng như “kim cương tập trung chủ yếu ở đâu”. Hy vọng bài viết này có ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại đá quý đắt đỏ này.

Xavier Diaz

Trong thế giới đầy tri thức và sự phát triển không ngừng, tôi, Xavier Diaz, mong muốn được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chia sẻ kiến thức và sáng tạo nội dung, tôi tự hào là một người luôn đam mê học hỏi và truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Được sinh ra tại Washington, Hoa Kỳ, tôi đã trải qua nhiều thử thách và trưởng thành nhờ vào sự học hỏi và trau dồi bản thân. Tôi tin rằng mỗi người đều có tiềm năng để phát triển và vươn tới những mục tiêu lớn lao, chỉ cần họ có đam mê, sự kiên trì và khát khao học hỏi. Đó cũng chính là tinh thần mà tôi mong muốn lan tỏa cho mọi người, bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình một cách sáng tạo và đầy tính nhân văn. Với niềm đam mê văn học và thơ ca, tôi mong muốn truyền cảm hứng và khơi gợi những cảm xúc tinh tế nhất từ những tác phẩm của mình. Cùng tôi khám phá và truyền đạt những giá trị đích thực của cuộc sống, đồng hành và học hỏi từ những người xung quanh để chúng ta cùng vươn tới những giá trị cao đẹp nhất trong cuộc sống này.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button